Vietnamese - Vietnamese dictionary
Jump to user comments
version="1.0"?>
- Chí sĩ, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Sinh ngày 09-09-1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ, Quảng Nam, mất tại Sài Gòn ngày 24-03-1926. Cha là võ quan nhà Nguyễn, mẹ giỏi Hán học nên ông hay chữ và giỏi võ. Năm 1900, ông thi Hương đỗ Cử nhân, năm 1901, thi Hội đỗ Phó Bảng. Năm 1903, ông được bổ nhiệm Thừa biện bộ Lễ. Năm 1904, ông từ quan, kết giao với nhiều nhà cách mạng trong và ngoài nước, đem học thuyết dân chủ của Tây - A_u truyền bá trong nhân dân, đề xướng phong trào Duy Tân lên cao mà đỉnh điểm là vụ kháng thuế ở Trung kỳ. O_ng bị bắt và bị kết án tử hình vì tội khởi xướng cuộc tranh đấu. Nhờ Hội nhân quyền Pháp can thiệp, ông được cải án đày đi Côn Đảo 3 năm. Năm 1910, ra tù ông bị quản thúc tại Mỹ Tho. Năm 1911, ông sang Pháp tiếp tục viết báo đòi Chính phủ Pháp thay đổi chính sách cai trị, diễn thuyết kêu gọi lòng yêu nước của Việt kiều. Năm 1914, trong thời gian chiến tranh, ông bị vu cáo là gián điệp Đức và bị bắt giam 15 tháng ơ nhà lao La Santé. Ra tù, vẫn ở Pháp, ông quan hệ mật thiết với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn A_i Quốc, làm nghề chụp ảnh để mưu sinh. Năm 1922, nhân Khải Định sang Pháp, ông gửi cho ông này Thất điều trần kể tội nhà vua và tố cáo những điều ám muội trong quan hệ với Pháp. Năm 1925, ông trở về nước kêu gọi dân quyền, dân trí, dân sinh, vận động ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Ông diễn thuyết ở Sài Gòn về các đề tài: Quân trị và dân trị chủ nghĩa, Đạo đức và luân lý Đông Tây. Ngày 24-03-1926, ông từ trần sau khi ốm nặng, được lập đền thờ tại Đakao, quận 1, TP. HCM. Chủ trương vận động cứu nước của Phan Chu Trinh là mở mang dân trí, phát triển dân sinh, thực hiện dân chủ. Suốt đời ông đấu tranh vì sự nghiệp cứu nước. Các tác phẩm của ông: "Thư gửi Chính phủ Đông dương, Tinh quốc Hồn cả I, II, Thư gửi Hội nhân quyền, Tây Hồ và Santé thi tập, Giai nhân kỳ ngộ